Loạn khuẩn đường ruột nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như suy dinh dưỡng, loãng xương, hoặc sỏi thận. Có nhiều phương pháp để điều trị và phòng ngừa rối loạn khuẩn đường ruột. Hãy cùng Dược Phẩm Mộc Lâm tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau:
Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Loạn khuẩn đường ruột còn được gọi là dysbiosis, là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh có tỷ lệ vi khuẩn có lợi cao hơn vi khuẩn có hại, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả, hấp thu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, tỷ lệ vi khuẩn có hại sẽ tăng cao, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến loạn khuẩn đường ruột:
-
- Sử dụng kháng sinh bừa bãi: Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
-
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
-
- Căng thẳng, lo âu: Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột, làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi.
- Do bệnh lý tắc nghẽn ruột như hội chứng quai ruột mù: Các bệnh lý này sẽ gây chậm trễ việc di chuyển thức ăn và chất thải qua đường tiêu hóa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lạ phát triển gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
- Yếu tố di truyền: Một số người có nguy cơ cao mắc rối loạn hệ vi sinh đường ruột do di truyền.
- Hệ miễn dịch yếu: Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị mắc loạn khuẩn đường ruột hơn.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc loạn khuẩn đường ruột
- Phẫu thuật dạ dày do béo phì hoặc viêm loét
- Khiếm khuyết cấu trúc trong ruột non
- Tổn thương ruột non
- Có lỗ rò giữa hai đoạn ruột
- Bệnh Crohn, u lympho đường ruột, hoặc xơ cứng bì liên quan đến ruột non
- Tiền sử xạ trị vùng bụng
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh túi thừa ruột non
- Dính mô do phẫu thuật bụng trước đó.
Triệu chứng
Các triệu chứng của rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hóa khác, bao gồm:
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu
- Cảm giác không ngon miệng và bị căng tức ngực hoặc bụng sau khi ăn
- Tiêu chảy
- Giảm cân
- Suy dinh dưỡng
Biến chứng có thể gặp của Loạn khuẩn đường ruột
Rối loạn hấp thu dinh dưỡng
Vi khuẩn dư thừa trong ruột non sẽ phá hủy muối mật, một thành phần cần thiết cho quá trình tiêu hóa chất béo, dẫn hoạt động tiêu hóa không hoàn toàn và gây ra tiêu chảy. Hơn thế nữa, các sản phẩm vi khuẩn cũng ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ruột non, làm giảm hấp thu carbohydrate và protein gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và giảm cân.
Thiếu hụt vitamin
Việc kém hấp thu các chất béo ở ruột cũng đồng thời ảnh hưởng đến sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K.
Một số vi khuẩn trong ruột non có khả năng tổng hợp và sử dụng vitamin B12, cần thiết cho hệ thần kinh, sản xuất tế bào máu và DNA. Việc thiếu hụt B12 do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, ngứa ran và tê ở tứ chi, thậm chí là rối loạn tâm thần không thể phục hồi.
Loãng xương
Tổn thương ruột do vi khuẩn bất thường gây ra kém hấp thu calci, dẫn đến các bệnh về xương như loãng xương.
Sỏi thận
Hấp thu calci kém cũng có thể dẫn đến sỏi thận do tăng bài tiết calci qua đường tiết niệu.
Ngoài ra, loạn khuẩn đường ruột còn có thể gây ra các biến chứng khác như:
- Viêm ruột: Vi khuẩn có hại tấn công ruột non, gây viêm và tổn thương niêm mạc.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Mất cân bằng hệ miễn dịch: Gây ra các bệnh tự miễn, dị ứng và tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Loạn khuẩn đường ruột khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ khi các triệu chứng liên quan đến loạn khuẩn đường ruột nên nghiêm trọng. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm:
- Tiêu chảy kéo dài
- Giảm cân không giải thích được:
- Đau bụng dữ dội hoặc liên tục
- Suy dinh dưỡng hoặc cảm giác mệt mỏi
- Các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, hoặc chướng bụng
Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử về phẫu thuật dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hoặc nếu bạn đang điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, bạn nên đi khám định kỳ và tham khảo ý kiến của chuyên gia khi cần thiết.
Chẩn đoán và điều trị loạn khuẩn đường ruột
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột
- Thử nghiệm hơi thở bằng hydro glucose hoặc hydro lactulose: Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non, được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh sử dụng kháng sinh trong 4 tuần và tránh dùng các chất kích thích hoặc thuốc nhuận tràng ít nhất 1 tuần.
- Nuôi cấy định lượng dịch ruột: Tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn khuẩn đường ruột là khi số lượng vi khuẩn trong dịch ruột vượt quá 10^3 khuẩn lạc/mL. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nội soi để thu thập mẫu.
- Kiểm tra cấu trúc đường ruột: Nếu những thay đổi trong đường ruột không liên quan đến phẫu thuật trước đó, cần tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Điều này có thể bao gồm kiểm tra hệ tiêu hóa trên, ruột non, chụp CT ruột non hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện bất kỳ tổn thương hoặc bất thường nào.
Phương pháp điều trị loạn khuẩn đường ruột
Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, các chuyên gia thường chỉ định thực hiện đồng thời 2 biện pháp sau:
Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh uống trong 10 – 14 ngày được sử dụng để tiêu diệt cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí trong loạn khuẩn đường ruột. Một số loại kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định như:
– Amoxicillin/acid clavulanic 500 mg, dùng 3 lần mỗi ngày.
– Cephalexin 250 mg, dùng 4 lần mỗi ngày.
– Trimethoprim/sulfamethoxazole 160 mg/800 mg, dùng 2 lần mỗi ngày.
– Metronidazole 250 – 500 mg, dùng 3 hoặc 4 lần mỗi ngày.
– Rifaximin 550 mg, dùng 3 lần mỗi ngày.
Việc điều trị bằng kháng sinh có thể theo chu kỳ, đặc biệt khi các triệu chứng có xu hướng tái phát thì cần điều chỉnh phù hợp. Sự điều chỉnh này sẽ dựa trên kết quả nuôi cấy và độ nhạy của từng loại vi khuẩn.
Hỗ trợ dinh dưỡng
Khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị loạn khuẩn đường ruột, đặc biệt ở những người bị sụt cân nghiêm trọng.
- Bổ sung dinh dưỡng: Người bị loạn khuẩn đường ruột có thể cần tiêm bắp vitamin B12, cũng như bổ sung vitamin, canxi và sắt qua đường uống. Một chế độ ăn nhiều ít chất béo, nhiều carbohydrate và chất xơ sẽ giúp quá trình điều trị loạn khuẩn đường ruột có kết quả tốt hơn.
- Chế độ ăn không chứa lactose: Các bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột thường không có khả năng tiêu hóa đường sữa. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên tránh các sản phẩm có chứa lactose hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa lactase để hỗ trợ tiêu hóa đường sữa.
Biện pháp phòng ngừa và làm chậm tiến triển loạn khuẩn đường ruột
Chế độ sinh hoạt
- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế stress và căng thẳng đầu óc.
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và cho phép bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống, đặc biệt là giữ bàn tay sạch sẽ.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Uống đủ nước hàng ngày và tăng cường ăn nhiều chất xơ.
Chế độ ăn uống
Các tổ chức y tế khuyến cáo, để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, bạn nên thực hiện chế độ ăn ít FODMAP.
FODMAP là viết tắt của “Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides, and Polyols,” tức là các loại đường và hợp chất có khả năng lên men cao. Đây là nhóm các carbohydrate và polyol (các loại rượu đường) mà cơ thể con người khó tiêu hóa và thường bị vi khuẩn trong ruột lên men.
Những chất FODMAP bao gồm:
- Oligosaccharides: Các chuỗi ngắn gồm nhiều đơn vị đường, chẳng hạn như fructans và galactans. Chúng có trong thực phẩm như lúa mì, hành tây, tỏi, và các loại đậu.
- Disaccharides: Các loại đường kép như lactose, có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Monosaccharides: Các loại đường đơn, chẳng hạn như fructose, có trong trái cây, mật ong và siro ngô chứa nhiều fructose.
- Polyols: Các loại rượu đường như sorbitol và mannitol, thường có trong một số loại trái cây và rau, cũng như trong các chất làm ngọt nhân tạo.
Khi những chất này không được tiêu hóa hoặc hấp thụ hoàn toàn trong ruột non, chúng di chuyển xuống ruột già, nơi vi khuẩn lên men chúng, dẫn đến việc sản sinh khí và gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón.
Chế độ ăn ít FODMAP là một phương pháp dinh dưỡng được sử dụng để quản lý các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) và các rối loạn tiêu hóa khác như loạn khuẩn đường ruột. Nó bao gồm việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều FODMAP và tập trung vào những thực phẩm ít FODMAP để giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh có thể giúp đưa vi khuẩn có lợi vào đường ruột và cải thiện sự cân bằng vi sinh, từ đó giảm bớt các triệu chứng của RKD như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
Hiện nay EnterBio Extra là sản phẩm men vi sinh hàng đầu được nhiều chuyên gia và người dùng tin tưởng sử dụng. EnterBio Extra là sản phẩm men vi sinh dạng ống được sản xuất bởi Dược phẩm Mộc Lâm, chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii đặc chủng với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii trong EnterBio Extra có khả năng sống sót cao trong môi trường axit dạ dày và muối mật, giúp vi khuẩn đi thẳng đến ruột non và đại tràng để phát triển và hoạt động hiệu quả. Bacillus Clausii có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, do đó có thể sử dụng kết hợp với kháng sinh mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. EnterBio Extra được sản xuất theo công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Nguồn bài viết : Sưu tầm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Men EnterBio Extra – Bổ sung 6 tỷ lợi khuẩn đường ruột.
Mật độ vi khuẩn trong ruột của chúng ta định hình cách các bệnh liên quan đến sức khỏe đường ruột
Bài viết được đăng tải bởi Công Ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm MỘC LÂM ( MỘCLÂMPHARMA ) chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công ty ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao, ứng dụng nghiên cứu tiên phong của các công ty dược phẩm trong nước nhằm mang đến mức giá tối ưu cho Cộng đồng. Bên cạnh đó MỘC LÂM PHARMA cũng đặt trọng tâm hợp tác với các đối tác có lịch sử phát triển lâu đời dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực dược phẩm, các trung tâm nghiên cứu tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe nhằm đưa về thị trường Việt Nam những sản phẩm chất lượng, hiệu quả và an toàn.