Các bệnh hô hấp trẻ em thường gặp khi chuyển mùa và cách phòng tránh

Thời tiết giao mùa thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển dẫn đến gia tăng các bệnh hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ, kéo theo nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi đời sống sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của bệnh hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, thở khò khè. Thấu hiểu điều đó, những thông tin dưới đây từ Dược Phẩm Mộc Lâm sẽ giúp ba mẹ phòng ngừa hiệu quả bệnh lý hô hấp cho con khi giao mùa.

Tại sao thời điểm giao mùa trẻ hay mắc bệnh hô hấp?

Cụm từ ” Bệnh hô hấp ” dùng để chỉ các bệnh xảy ra tại cả đường hô hấp trên và dưới tại các bộ phận như mũi, họng, xoang, phổi, phế quản. Các tình trạng này có thể phát triển thành mạn tính và tái phát vào mỗi thời điểm giao mùa trong năm. Nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh hô hấp bao gồm: môi trường ô nhiễm, tác nhân gây di ứng, virus – vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Đặc biệt, thời điểm giao mùa là khi các bệnh hô hấp bùng phát.

Bệnh hô hấp trên

  • Cảm lạnh:

    Đây là bệnh do nhiễm virus ở đường hô hấp trên tác động đến niêm mạc của mũi, họng, xoang và thanh quản. Tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng để tránh các biến chứng có thể kể đến như nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm xoang và viêm phổi hãy điều trị cho trẻ đúng cách. Trẻ bị cảm lạnh có thể có những triệu chứng như: Ngứa cổ họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi; nước mũi có màu vàng hoặc xanh nhạt; ngoài ra, trẻ có thể bị mệt mỏi, ho, nhức đầu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ và chán ăn.

  • Viêm họng:

    Đây là một tình trạng viêm đường hô hấp trên khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh gây cảm giác đau rát, sưng đỏ và ngứa ngáy ở cổ họng và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ bị viêm họng là: Ho kèm ngứa, đau rát họng, có thể có đờm, họng sưng đỏ; nước mũi loãng và trong; sốt; khàn giọng, quấy khóc,…

  • Viêm mũi dị ứng:

    Gây ra bởi các tác nhân gây dị ứng hay còn gọi là dị nguyên từ môi trường xung quanh trẻ như là khói bụi, phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc nắng mưa thất thường khi giao mùa. Điều này dẫn đến niêm mạc mũi trẻ bị kích thích, thường xuyên hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,… Tuy rằng các triệu chứng của bệnh không nghiêm trọng nhưng gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày và có thể gây biếng ăn, ngủ kém, học không tập trung ở trẻ nhỏ.

  • Viêm xoang:

    Là tình trạng các xoang cạnh mũi bị viêm, gây sưng phù nề, tăng tiết chất nhầy làm ứ đọng dịch và tắc nghẽn các xoang. Các nguyên nhân gây viêm xoang thường gặp nhất là do: vi khuẩn, virus, sự thay đổi thời tiết và môi trường sống ô nhiễm,…

Bệnh hô hấp dưới

  • Viêm phổi:

    Là tình trạng viêm nhiễm tại phổi cụ thể là phế nang làm cho phế nang chứa nhiều mủ và chất nhầy. Từ đó, quá trình trao đổi khí của hệ hô hấp bị chậm lại, dẫn đến bệnh viêm phổi. Với các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, ho có đờm, khó thở, đau ngực khi thở, buồn nôn và tiêu chảy, bệnh viêm phổi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy khi trẻ có các triệu chứng của bệnh hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và kịp thời.

  • Viêm phế quản:

    Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp rất phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh thường tăng lên vào mùa lạnh hoặc khi giao mùa. Viêm phế quản khiến các thành phế quản bị sưng và viêm, từ đó chất nhầy tiết ra nhiều hơn, làm hẹp đường thở gây khó thở. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thùy phổi và làm giảm chức năng phổi còn chưa hoàn thiện của trẻ.

Cách phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh hô hấp là nguyên nhân gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 4- 6 lần trong một năm dẫn đến các hệ lụy to lớn như sức khỏe suy yếu, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cần phải hiểu rõ các yếu tố gây bệnh, phát hiện các triệu chứng sớm và đặc biệt là thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho trẻ.

Xem thêm Nghiên cứu khoa học trên Pubmed: Unforeseen changes in seasonality of pediatric respiratory illnesses during the first COVID‐19 pandemic year – PMC,

Be’er M, Amirav I, Cahal M, Rochman M, Lior Y, Rimon A, Lavy RG, Lavie M. và https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9088630/

Một số lưu ý để bố mẹ phòng bệnh hô hấp hiệu quả cho trẻ:

  • Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm các tác nhân gây bệnh đường hô hấp và giữ vệ sinh môi trường sống, chăn gối và đồ chơi của trẻ.
  • Đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của trẻ được bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm được khuyến nghị để tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng.
  • Trẻ cần được chích ngừa đúng lịch, đủ mũi các loại vaccine theo khuyến nghị của WHO.
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập vận động phù hợp với lứa tuổi, điều này sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho trẻ.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối hoặc nước súc miệng hằng ngày. Khi trời lạnh hoặc khi giao mùa nên giữ ấm cho trẻ và tránh những nơi ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc gần với những người có biểu hiện ho, sốt. Để đảm bảo hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ôm hoặc bế trẻ…

Nguồn bài viết : Sưu tầm

Bài viết được đăng tải bởi Công Ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm MỘC LÂM ( MỘCLÂMPHARMA ) chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công ty ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao, ứng dụng nghiên cứu tiên phong của các công ty dược phẩm trong nước nhằm mang đến mức giá tối ưu cho Cộng đồng. Bên cạnh đó MỘC LÂM PHARMA cũng đặt trọng tâm hợp tác với các đối tác có lịch sử phát triển lâu đời dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực dược phẩm, các trung tâm nghiên cứu tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe nhằm đưa về thị trường Việt Nam những sản phẩm chất lượng, hiệu quả và an toàn.
Truy cập Shopee.vn/moclampharma để mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng MỘC LÂM.
Tham khảo bài viết liên quan: